Một số biến chứng khi răng khôn mọc

Mọc răng khôn là điều mà dường như ai trong chúng ta đều cũng phải trải qua trong đời, tuy nhiên có nhiều trường hợp khi răng khôn mọc lên không đủ chỗ trống dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm và đâm ngang, gây ra nhiều đau nhức, khổ sở cho con người. Vì thế rất nhiều người luôn tìm đến giải pháp nhổ răng khôn để loại bỏ đi chiếc răng đó. Để hiểu thêm về loại răng này, các bạn có thể theo dõi trong nội dung bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.


Vì sao răng khôn thường hay mọc lệch, mọc ngầm ?

Răng khôn là một loại răng mọc trong độ tuổi trưởng thành của con người, lúc này khung hàm đã định hình. Thông thường mỗi người sẽ có 4 răng khôn ở 4 phần hàm, răng không sẽ mọc cuối cùng trong khoang miệng và thường mọc ở độ tuổi từ 12 đến 25 tuổi.

Răng khôn thường mọc lệch là do xương hàm chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, đến một độ tuổi nhất định, xương hàm sẽ ngừng tăng trưởng cũng như phát triển và trở nên đặc cứng hơn. Hàm dưới tăng trưởng và phát triển theo hướng xuống dưới và ra trước.

Bên cạnh đó, chế độ nă mềm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức phát triển của xương hàm và dẫn đến răng khôn có xu hướng mọc kẹt, mọc ngầm. Lục này nhổ bỏ răng khôn sẽ gây nhiều đau đớn cũng như có những biến chứng xấu. Do đó, việc có nên nhổ bỏ răng khôn hay không là điều mà rất nhiều người quan tâm tìm hiểu.


>> Đọc thêm: nhổ răng hàm dưới bị sâu

Một số biến chứng khi răng khôn mọc

- Răng khôn mọc trong thời điểm những chiếc răng khác đã được phát triển một cách toàn diện, lúc này xương hàm đã có nhiều sự thay đổi và không có đủ chỗ, không gian cho răng khôn mọc. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng răng khôn mọc ở nhiều góc cạnh, ảnh hưởng đến các răng xung quanh và gây cảm giác đau đớn cho con người vì không mọc đầy đủ và hoàn thiện nhất.

- Răng khôn mọc lệch sẽ húc vào răng bên cạnh, dẫn đến tình trạng viêm lời trùm. Khi người bệnh ăn uống, vụn thức ăn sẽ giắt vào túi lợi dẫn đến sưng viêm. Nhiều trường hợp người bệnh còn bị sốt, vướng, khó nhai, gây nhiều cảm giác đau đớn.

- Khi răng khôn mọc ở một góc độ sai sẽ dẫn đến tình trạng khe hẹp bất thường với răng bên cạnh, vi khuẩn sẽ tích tụ ở khe hở này và dẫn đến sâu răng bên cạnh, đồng thời gây bệnh nha chu cho răng đó.

- Răng khôn thoái hóa thành u nang trong xương hàm, khiến cho xương hàm bị lỏng lẻo hơn trước.

- Chân răng của răng bên cạnh dễ bị tiêu ngót do áp lực khi răng khôn mọc bên cạnh.

- Viêm nướu sẽ diễn ra nhiều hơn, lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến răng khôn có thể hoàn toàn chữa trị. Mỗi lần tái phát sẽ có độ nguy hiểm cao hơn cho người bệnh.

- Không chỉ gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh, sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn còn dẫn đến các triệu chứng sưng, đau, hôi miệng, thậm chí bệnh nhân khó có thể mở miệng to được.


Hi vọng các thông tin như trên sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về loại răng này, đồng thời có thể liên hệ với Nha khoa Nhân tâm qua địa chỉ sau để được hỗ trợ thêm nhé. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết.

NHA KHOA NHÂN TÂM

Hotline: 1900 56 5678 - 0842 56 5678

Email: drnhan1@gmail.com - Zalo/Viber: 0338 56 5678

Địa chỉ: 807 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, TP.HCM

>> Tìm hiểu thêm: nhổ răng sữa cho trẻ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chi phí trám răng hết bao nhiêu tiền, có mắc không?

Trẻ em thường thay răng sữa trong độ tuổi nào?

Một số lợi ích khi học tại trường nội trú